BÀI VIẾT

 

Có nên tăng phạt tiền, giảm phạt tù?

Tăng phạt tiền, giảm phạt tù tràn lan có thể dẫn đến việc khinh thường pháp luật của một bộ phận giàu có, làm tăng sự bất công giữa người giàu và người nghèo

Dự thảo Bộ Luật Hình sự sửa đổi theo hướng mở rộng trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền thay phạt tù là phù hợp với xu thế của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc áp dụng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính đang gây nhiều tranh cãi.

Đánh vào lợi ích kinh tế

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, việc áp dụng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính chỉ nên áp dụng đối với nhóm tội phạm về kinh tế và môi trường bởi đối tượng mà người phạm tội thuộc các nhóm này hướng tới là lợi ích tiền bạc. Do đó, hình phạt áp dụng là đánh vào lợi ích kinh tế của họ, trong đó phổ biến nhất là hình phạt tiền. Mức phạt tiền phải cao hơn lợi ích kinh tế mà người phạm tội có được để bảo đảm tính phòng ngừa và trừng phạt.

“Ngoài 2 nhóm tội phạm trên, không nên áp dụng hình phạt tiền tràn lan vì có thể dẫn đến việc khinh thường pháp luật của một bộ phận giàu có, làm tăng sự bất công giữa người giàu và người nghèo bởi cùng thực hiện một hành vi phạm tội nhưng người giàu thì được tự do, còn người nghèo phải thi hành hình phạt tù” - luật sư Hậu phân tích.

Luật sư Nguyễn Văn Cường (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng hình phạt là nhằm ngăn ngừa, khắc phục và hướng hành vi của người vi phạm trở lại với chuẩn mực chung của cộng đồng. Do đó, trong những hoàn cảnh, bối cảnh nhất định, trừng phạt nặng không hẳn mang lại lợi ích nhiều nhất cho cộng đồng.

“Khách thể của các tội danh về kinh tế, tham nhũng là “quyền sở hữu, tài sản” nên mức độ “nguy hại” cho cộng đồng nhẹ hơn so với loại tội phạm có khách thể về tính mạng, sức khỏe con người. Mục tiêu ưu tiên là phần tài sản bị chiếm đoạt và thiệt hại kèm theo được khắc phục kịp thời sẽ tránh được tâm lý “đi tù để có được tiền”. Hơn nữa, không gì có thể răn đe tốt hơn nếu chỉ chiếm đoạt được 1 đồng nhưng có thể bị mất đến 10 đồng kèm theo các hệ lụy pháp lý khác. Ngoài ra, chi phí xã hội sẽ ít hơn trong việc thi hành án” - luật sư Cường nói.

http://nld.com.vn/ban-doc/co-nen-tang-phat-tien-giam-phat-tu-20150330212358057.htm

 

Nhiều băn khoăn về hạn chế phương tiện cá nhân tại TP.HCM

Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh vừa trình Ủy ban Nhân dân thành phố các phương án hạn chế sở hữu và sử dụng phương tiện cá nhân nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông trên địa bàn. Tuy nhiên, vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của dư luận và có nhiều ý kiến trái chiều.

Theo Sở Giao thông Vận tải thành phố, để hạn chế sở hữu phương tiện cá nhân cần phải tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại phương tiện này cũng như tăng phí trước bạ, phí đăng ký phương tiện cá nhân đăng ký mới; tổ chức thu phí môi trường (ô nhiễm không khí, tiếng ồn...); cấp số lượng phương tiện ở mức giới hạn/năm.

...............

Dưới góc độ pháp luật, Luật sư Nguyễn Văn Cường, Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nhu cầu sở hữu và sử dụng xe cá nhân là chính đáng của người dân thành phố, đã được Hiến pháp ghi nhận. Đây là phương tiện tối thiểu cần phải có của người dân cho mọi mục đích sống của mình.

Hiện tại, người sở hữu xe cá nhân tại Việt Nam đã chịu rất nhiều các khoản từ thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ, phí lưu thông đường bộ… làm cho chi phí để sở hữu 1 chiếc xe cao gấp 2,5-3 lần so với Thái Lan hay Malaysia. Trong khi đó, các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm… chưa thể hoặc chưa đủ để đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân.

Cùng với đó, hạ tầng giao thông ngày càng bị thu hẹp so với sự gia tăng của dân số, quy hoạch đô thị kém phát triển; thu nhập người dân nhìn chung chưa cao, lại phải chịu nhiều chi phí khác như học phí, xăng dầu, khám chữa bệnh…

Vì thế, theo luật sư Nguyễn Văn Cường, không nên bàn các giải pháp như Sở Giao thông Vận tải đã đề xuất trong thời điểm này. Thay vào đó, chính quyền cần có giải pháp quy hoạch đô thị tốt để giảm mật độ dân cư, gia tăng không gian hạ tầng công cộng./.

http://www.vietnamplus.vn/nhieu-ban-khoan-ve-han-che-phuong-tien-ca-nhan-tai-tphcm/300827.vnp

http://duongbo.vn/1301-31145/Nhieu-ban-khoan-ve-han-che-phuong-tien-ca-nhan-tai-TPHCM

http://www.vtvdanang.vn/tintuc/thoi-su-trong-nuoc/nhiu-bn-khon-v-hn-ch-phng-tin-ca-nhan-ti-tp-hcm

 

Nguy cơ nằm ở chính chúng ta?

 

(TBKTSG) - Bàn tròn với các chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Đức Thành, TS. Nguyễn Quang A, TS. Trần Ngọc Thơ về những bước thăng trầm của giới doanh nhân Việt Nam.

TBKTSG: Thưa các ông, vì sao trước đây ta có những doanh nhân, những nhà tư sản dân tộc nổi tiếng như Bạch Thái Bưởi, Trịnh Văn Bô, Trương Văn Bền… nhưng nay, tuy không thiếu người giàu, nhưng lại không có những người như vậy - những người mà tên tuổi gắn với những thành tựu, sản phẩm - dịch vụ sản xuất, kinh doanh đặc trưng, mang thương hiệu quốc gia?

http://www.thesaigontimes.vn/129360/Nguy-co-nam-o-chinh-chung-ta.html

 

Đủ kiểu "đùa" với tử thần: Phải xử lý nghiêm

Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, "đùa" với tử thần, mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, có thể bị xử lý hình sự

Theo các chuyên gia pháp luật, hành vi vừa lái xe vừa mang giày của tài xế hãng xe Hoàng Long (Hải Phòng) vi phạm pháp luật, cần trừng trị nghiêm khắc.

Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Cường, Đoàn Luật sư TP HCM, cho rằng với tình huống này, tài xế không những vi phạm về luật mà còn vi phạm về đạo đức xã hội. Hành vi này có thể ngay lập tức gây ra một hiểm họa khôn lường. Đó là một tai nạn thảm khốc hoàn toàn có thể xảy ra do mất lái, do va chạm với xe phía trước hoặc chướng ngại vật, làm cho chính tài xế, hành khách và bên thứ ba có thể bị tổn thất nghiêm trọng về nhân mạng, sức khỏe và tài sản; làm tắc đường, giao thông bị gián đoạn mà xã hội bị mất một khoản chi phí lớn để khắc phục; có thể có tình cảnh con mất cha, vợ mất chồng; sẽ mất một thời gian dài sau đó để xử lý hậu quả pháp lý do tai nạn này gây ra; chưa kể, di chứng của nó sẽ đeo đẳng cho cộng đồng cho hàng chục năm sau.

http://nld.com.vn/ban-doc/du-kieu-dua-voi-tu-than-phai-xu-ly-nghiem-20150629152419168.htm

Áp dụng luật bất nhất, khiếu nại kéo dài

Một trong những nguyên nhân khiến việc khiếu nại về đất đai kéo dài là do các cơ quan chức năng và cả người dân hiểu, áp dụng luật chưa thống nhất

Thời gian qua, Báo Người Lao Động tiếp nhận rất nhiều đơn thư khiếu nại của người dân liên quan đến lĩnh vực đất đai. Qua nghiên cứu hồ sơ, một trong những nguyên nhân mà người dân gửi khiếu nại nhiều lần, khiếu nại vượt cấp là do cơ quan chức năng áp dụng luật bất nhất.

Kiên trì theo đuổi

Trường hợp của bà H.T.T (ngụ quận Bình Tân, TP HCM) là một ví dụ điển hình. Năm 2008, khu nhà và đất của bà T. thuộc diện giải tỏa trắng để thực hiện dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên. Do không đồng ý với quyết định bồi thường, hỗ trợ của UBND quận Bình Tân, bà T. gửi đơn khiếu nại đến UBND, Thanh tra quận Bình Tân, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM và cả Văn phòng Chính phủ.

Đến năm 2013, UBND quận Bình Tân chỉ ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ bổ sung cho bà T. phần diện tích 9,4 m2 đất và kiến trúc không lấn chiếm. Các nội dung khiếu nại khác của bà T. như: yêu cầu bồi thường diện tích đất 47,2 m2; yêu cầu bồi thường theo giá thị trường… không được chấp nhận. Bà T. vẫn không đồng ý, tiếp tục khiếu nại khắp nơi. Các cơ quan như Thanh tra TP HCM, UBND quận Bình Tân cũng đã tổ chức đối thoại để giải quyết nhưng không có kết quả. Năm 2014, UBND quận Bình Tân đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai nhưng bà T. vẫn không chấp nhận.

Quy định chồng chéo

Theo luật sư Cao Thế Luận, Đoàn Luật sư TP HCM, để xảy ra khiếu nại kéo dài một phần do các quy định về đất đai quá nhiều, một phần do các cơ quan chức năng áp dụng luật chưa thống nhất. Ngoài ra, yếu tố minh bạch, công khai trong công tác quy hoạch và đền bù giải tỏa chưa được các cơ quan chức năng xem trọng dẫn đến tình trạng người dân mù mờ về thông tin, không được giải thích cụ thể về quyền lợi nên khiếu nại kéo dài.

“Đất đai là lĩnh vực phức tạp nên khi giải quyết cần những người có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, am hiểu về pháp luật để áp dụng cho đúng. Các cơ quan chức năng thường tập trung vào việc giải tỏa, thực hiện nhiều biện pháp để mau chóng thu hồi đất, bàn giao đất cho chủ đầu tư mà không hề chú ý đến việc bồi thường đã chính xác và phù hợp với thực tế chưa. Cơ quan nhà nước chưa chú trọng đến việc giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi” - luật sư Cao Thế Luận phân tích.

Luật sư Nguyễn Văn Cường, Đoàn Luật sư TP HCM, lý giải: Từ sau năm 1975 đến nay có sự biến động lớn trong việc ban hành và thực thi chính sách pháp luật về đất đai, nhất là khu vực phía Nam. Có thời kỳ vấn đề này gần như bị bỏ trống (1975-1993), sau đó lại vô cùng rối rắm, liên tục thay đổi (1993-2013) và cuối cùng là sự mâu thuẫn, xung đột của các quy định giữa các thời kỳ. Cho nên, rất dễ nhận thấy tranh chấp đất đai thường kéo dài; pháp luật điều chỉnh không rõ ràng, thậm chí xung đột; nhận thức của người dân, cơ quan ban hành chính sách, cán bộ áp dụng chính sách có cách hiểu khác nhau trong cùng một vấn đề. “Không nên cắt khúc hoặc chỉ dựa vào các quy định hiện hành để giải quyết mà cần có sự nhận thức và tiếp cận một cách toàn diện và có tính hệ thống đối với thực trạng này” - luật sư Nguyễn Văn Cường đề xuất.

http://nld.com.vn/ban-doc/ap-dung-luat-bat-nhat-khieu-nai-keo-dai-20150807203050649.htm

Đề xuất mức 20 triệu đồng

16/08/2016 22:41

Sau những góp ý, phản biện của dư luận, tổ biên tập dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đang đề xuất mức 20 triệu đồng mới bắt buộc phải qua tài khoản để có tính đồng bộ và khả thi hơn

 

Dưới đây là trao đổi của ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng - Thanh tra Chính phủ, với phóng viên Báo Người Lao Động xung quanh vấn đề này.

Phóng viên: Thưa ông, dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đưa ra mức 2 triệu đồng buộc phải thông qua tài khoản. Thông tin này nhận được phản hồi thế nào?

Còn theo luật sư Nguyễn Văn Cường (Đoàn Luật sư TP HCM), để phòng và chống tham nhũng có hiệu quả, một trong những biện pháp kỹ thuật là công khai và lưu lại bằng chứng trong việc thanh toán các khoản chi từ ngân sách cho những người là công chức, viên chức và lao động. Áp dụng phương thức này sẽ luôn xác định được chính xác, rõ ràng về người chuyển và người nhận; luôn lưu giữ bằng chứng trong trường hợp cần truy cứu trách nhiệm; hạn chế việc lợi dụng ngân quỹ cho các mục đích vay mượn hoặc các giao dịch khác không đúng mục đích; kiểm soát được dòng tiền ngân quỹ trong mọi tình huống; phù hợp với xu hướng chung về phương thức thanh toán điện tử…

http://nld.com.vn/ban-doc/de-xuat-muc-20-trieu-dong-20160816223640071.htm

Cây xanh gây họa: Phải có địa chỉ trách nhiệm!

Liên tiếp những ngày qua, nhiều cây xanh bất ngờ gãy đổ gây chết người. Thế nhưng, trách nhiệm và việc bồi thường cho các nạn nhân đã không được cơ quan chức năng đặt ra

 

 

Ngày 29-8, gia đình đã đưa thi thể anh Từ Minh Khải về quê ở Đắk Nông an táng. Anh Khải bị cây dầu cổ thụ trên đường An Dương Vương (phường 3, quận 5, TP HCM) ngã đè trúng trong cơn mưa lớn vào chiều 28-8.

Luật sư Nguyễn Văn Cường, Đoàn Luật sư TP HCM:

Có thể yêu cầu khởi tố

Cây xanh gãy đổ làm chết người trên đường An Dương Vương, quận 5 có dấu hiệu về tội phạm hình sự vì việc chết người này không phải do nguyên nhân tự nhiên mà là tác động từ bên ngoài. Tội phạm và hình phạt được quy định tại điều 98 Bộ Luật Hình sự, tội vô ý làm chết người. Tuy nhiên, việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can hay không cần phải dựa vào kết quả điều tra, xác minh ban đầu của Công an quận 5, theo quy định tại điều 103 Bộ Luật Tố tụng Hình sự. Về trách nhiệm dân sự, đã có thiệt hại về tính mạng và tài sản xảy ra và thuộc trường hợp ngoài hợp đồng, được quy định tại điều 608, 610, 626 Bộ Luật Dân sự.

Người đại diện hợp pháp của nạn nhân có thể gửi đơn yêu cầu kèm chứng cứ đến đơn vị quản lý cây xanh để thương lượng bồi thường. Trường hợp không thương lượng được, có thể khởi kiện ra tòa, đồng thời gửi đơn tố cáo, kèm chứng cứ đến Công an quận 5, VKSND quận 5 để yêu cầu điều tra, truy cứu trách nhiệm và khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định.

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/cay-xanh-gay-hoa-phai-co-dia-chi-trach-nhiem-20160829232415496.htm